Trứng và sữa

Sữa mẹ - 10003

Cập nhật1134
0
0 0 0 0
Sữa mẹ là sữa tươi được tiết ra bởi các tuyến vú nằm trong vú của con người (thường là người mẹ đẻ) để nuôi con còn nhỏ (trẻ sơ sinh). Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh trước khi chúng có thể ăn và tiêu hóa các loại thực phẩm khác, trẻ sơ sinh lớn hơn và trẻ mới biết đi có thể tiếp tục được bú sữa mẹ nên kết hợp với thức ăn dặm cho trẻ bắt đầu từ sáu tháng tuổi.

Quan sát hình ảnh bên ngoài của sữa mẹ, có thể dễ dàng nhận thấy sữa mẹ là chất lỏng, có độ đặc sánh khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người mẹ và có nhiều màu sắc như: màu vàng nhạt, vàng đục, trắng đục hoặc là trắng trong.

Khi nếm thử sữa mẹ thì chúng ta có thể cảm nhận được vị ngọt nhẹ đến vừa và ngoài ra, sữa mẹ còn có mùi thơm nhẹ.

Sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và hội tụ đầy đủ các thành phần với giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có các thành phần chính sau: Chất béo, chất đạm, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin và khoáng chất, men và hormone.

Chất béo (lipid)
Lipid là nguồn năng lượng lớn nhất có trong sữa mẹ, chiếm 40% - 55% tổng năng lượng của sữa mẹ. Phần lớn lipid có trong sữa mẹ thường tồn tại triacylglyceride (chiếm hơn 90%), phần còn lại là diacylglyceride, monoacylglyceride, axit béo tự do, phospholipids và cholesterol.
So với các chất dinh dưỡng đa lượng khác, lipid là thành phần có sự biến đổi nhiều nhất trong sữa mẹ. Nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng nồng độ lipid tăng lên khi vú bị trống rỗng, với gần 50% chất béo có trong 20% sữa còn lại trong tuyến vú sau khi mẹ cho trẻ bú xong.
Bên cạnh đó, nồng độ lipid có trong sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giai đoạn cho con bú, cân nặng của mẹ và tình trạng dinh dưỡng chung của mẹ.

Protein
Sữa mẹ chứa hơn 400 loại protein với tỷ lệ cân đối các acid amin khác nhau và chúng thực hiện nhiều chức năng khác nhau như:
  • Cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể em bé.
  • Tham gia vào quá trình chống lại các vi khuẩn xâm hại và điều hòa miễn dịch ở trẻ nhỏ.
  • Kích thích cơ thể trẻ nhỏ hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
  • Phát triển và bảo vệ các tế bào thần kinh có trong não bộ của trẻ.
Protein có trong sữa mẹ có thể được chia thành ba nhóm như:
  • Casein
  • Whey protein
  • Protein mucin

Kháng thể (thụ động)
Các kháng thể trong sữa mẹ là một trong những hợp chất vô giá mà không một loại sữa công thức nào có được. Trong sữa mẹ có chứa một số các kháng thể cụ thể như sau:
  • Các globulin miễn dịch, mà chủ yếu là IgA xuất hiện với số lượng lớn trong sữa non và giảm dần trong các giai đoạn sau. IgA có chức năng bảo vệ hệ thống tiêu hóa của trẻ chống lại một số loại vi khuẩn như E.coli, virus…
  • Lactoferin: một protein gắn với sắt và có tác dụng kìm khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn lấy sắt làm chất dinh dưỡng để sinh sôi, phát triển.
  • Lyzozym: là enzym quan trọng có trong sữa mẹ với số lượng lớn hơn bất kỳ loại sữa nào khác. Kháng thể này giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh đồng thời ức chế một số loại vi rút gây bệnh.
  • Các tế bào bạch cầu: Trong 2 tuần đầu sau khi sinh, sữa mẹ chứa số lượng vô cùng lớn tế bào bạch cầu khoảng 4000 tế bào bạch cầu/ml sữa. Các tế bào bạch cầu này có khả năng tiết IgA, lactoferin, lyzozym, lactoferin, interferon.

Vitamin và khoáng chất
Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm vitamin A, B1, B2, B6, B12, D và iốt. Tuy nhiên, hàm lượng nhiều vi chất dinh có trong sữa mẹ tùy thuộc vào chế độ ăn uống và cơ thể của mẹ.
Sữa mẹ còn chứa nhiều sắt, canxi và selen, tất cả đều dễ hấp thu. Chúng không chỉ cho trẻ một bộ xương và răng chắc khỏe, một hệ miễn dịch khỏe mạnh mà còn đem lại lợi ích rất nhiều cho sự phát triển trí não.

Carbohydrates
Carbohydrate chủ yếu có trong sữa mẹ là lactose với nồng độ khoảng 67–78 g/L. Các carbohydrate quan trọng khác trong sữa mẹ được gọi là oligosaccharide, chiếm khoảng 1g/dL trong sữa mẹ. Lactose và Oligosaccharide được xem là 2 carbohydrate quan trọng và chủ yếu nhất của sữa mẹ. Tác dụng chính của chúng là hỗ trợ sự phát triển của não bộ, đồng thời giúp trẻ có được một hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt.
Nồng độ lactose thấp nhất thường vào giai đoạn vài ngày sau sinh (sữa non) và tăng dần qua 4 tháng đầu cho con bú.

Men và hormone
Sữa mẹ bao gồm men tiêu hóa lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột, cân bằng sinh hóa.
Các loại men và hormone này có ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống chúng sẽ thay đổi theo.


 
Tên thực phẩm (Vietnamese):   SỮA MẸ (SỮA NGƯỜI) STT:  433
Tên tiếng Anh (English):             Breast milk (Human milk, whole) Mã số:  10003
Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được (100 grams edible portion) Thải bỏ(%):  0.0
Thành phần dinh dưỡng
(Nutrients)
ĐV
(Unit)
Hàm lượng
(Value)
TLTK
(Source)
Nước (Water) g 88.3 1
Năng lượng (Energy) KCal 61  
  KJ 255  
Protein g 1.5 1
Lipid (Fat) g 3.0 1
Glucid (Carbohydrate) g 7.0 1
Celluloza (Fiber) g 0.0 1
Tro (Ash) g 0.2 1
Đường tổng số (Sugar) g 6.89 3
    Galactoza (Galactose) g -  
    Maltoza (Maltose) g -  
     Lactoza (Lactose) g -  
     Fructoza (Fructose) g -  
     Glucoza (Glucose) g -  
     Sacaroza (Sucrose) g -  
Calci (Calcium) mg 34 1
Sắt (Iron) mg 0.10 1
Magiê (Magnesium) mg 2 1
Mangan (Manganese) mg 0.010 1
Phospho (Phosphorous) mg 15 1
Kali (Potassium) mg 41 1
Natri (Sodium) mg 15 1
Kẽm (Zinc) mg 0.40 1
Đồng (Copper) μg 14 1
Selen (Selenium) μg 1.8 3
Vitamin C (Ascorbic acid) mg 6 1
Vitamin B1 (Thiamine) mg 0.01 1
Vitamin B2 (Riboflavin) mg 0.04 1
Vitamin PP (Niacin) mg 0.1 1
Vitamin B5 (Pantothenic acid) mg 0.223 3
Vitamin B6 (Pyridoxine) mg 0.011 3
Folat (Folate) μg 5 3
Vitamin B9 (Folic acid) μg 0 3
Vitamin H (Biotin) μg 0.7 5
Vitamin B12 (Cyanocobalamine) μg 0.05 3
Vitamin A (Retinol) μg 90 1
Vitamin D (Calciferol) μg 0.10 3
Vitamin E (Biotin) mg 0.08 3
Vitamin K (Phylloquinone) μg 0.3 3
Beta-caroten μg 1 3
Alpha-caroten μg 0 3
Beta-cryptoxanthin μg 0 3
Lycopen μg 3 3
Lutein + Zeaxanthin μg 1 3
Purin mg -  
Tổng số isoflavon (Total isoflavone) mg -  
Daidzein mg -  
Genistein mg -  
Glycetin mg -  
Tổng số acid béo no (Total saturated fatty acid) g 2.010 3
    Palmitic (C16:0) g 0.920 3
    Margaric (C17:0) g 0.000 3
    Stearic (C18:0) g 0.290 3
    Arachidic (C20:0) g 0.000 3
    Behenic (22:0) g 0.000 3
    Lignoceric (C24:0) g 0.000 3
Tổng số acid béo không no 1 nối đôi (Total monounsaturated fatty acid) g 1.660 3
    Myristoleic (C14:1) g 0.000 3
    Palmitoleic (C16:1) g 0.130 3
    Oleic (C18:1) g 1.480 3
Tổng số acid béo không no nhiều nối đôi (Total polyunsaturated fatty acid) g 0.500 3
    Linoleic (C18:2 n6) g 0.370 3
    Linolenic (C18:2 n3) g 0.050 3
    Arachidonic (C20:4) g 0.030 3
    Eicosapentaenoic (C20:5 n3) g 0.000 3
    Docosahexaenoic (C22:6 n3) g 0.000 3
Tổng số acid béo trans (Total trans fatty acid) g -  
Cholesterol mg 14 3
Phytosterol mg -  
Lysin mg 110 1
Methionin mg 40 1
Tryptophan mg 30 1
Phenylalanin mg 90 1
Threonin mg 70 1
Valin mg 130 1
Leucin mg 150 1
Isoleucin mg 110 1
Arginin mg 60 1
Histidin mg 59 1
Cystin mg 26 1
Tyrosin mg 82 1
Alanin mg 58 1
Acid aspartic mg 130 1
Acid glutamic mg 264 1
Glycin mg 34 1
Prolin mg 137 1
Serin mg 60 1
NguồnBảng thành phần thực phẩm Việt Nam-2007
Lượt xem11/09/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng