Gia vị và nước chấm

Gừng tươi - 13003

Cập nhật702
0
0 0 0 0
Gừng là một gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của người Việt,  hơn nữa đây còn là vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Gừng, còn được gọi là Zingiber docinale, là một loài thực vật có hoa có họ hàng gần với nghệ và thảo quả. Thân ngầm, hay thân rễ của cây gừng thường được gọi là rễ gừng và nổi tiếng với tính chất dược liệu của nó.

Cây gừng rất giàu hóa chất tự nhiên có thể tăng cường sức khỏe và thể trạng cơ thể
Gừng chứa một loạt các vitamin và khoáng chất quan trọng. Nó cũng chứa gingerol, một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe độc ​​đáo.

Trong gừng chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: kali, đồng, mangan, magiê, vitamin C, vitamin B6, niacin, phốt pho, sắt. Bên cạnh đó, gừng còn chứa một lượng nhỏ canxi, kẽm, axit pantothenic, riboflavin và thiamin.

Gừng tươi có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như:

Giảm đau nhức xương khớp
Trong thành phần của gừng có chất hoạt tính sinh học có khả năng ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây ra đau nhức, chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác, từ đó giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra.

Làm dịu đau cơ bắp
Gừng sẽ không làm giảm đau cơ ngay tại chỗ, nhưng nó có thể làm dịu cơn đau theo thời gian. Trong một số nghiên cứu, những người bị đau cơ do vận động nhiều sau khi dùng gừng sẽ ít bị đau hơn vào ngày hôm sau so với những người không dùng.

Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Thường xuyên ăn gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt lượng đường máu sau bữa ăn, từ đó giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa và giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn ở trong trạng thái tốt nhất, từ đó giúp giảm cảm giác bị chướng bụng, đầy hơi.
Gừng có tính kháng khuẩn, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi trong ruột như E. coliStaphylococcus, Streptococcus, Salmonella,.. vì vậy hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gây viêm trong dạ dày.
Trong gừng cũng chứa một số hợp chất quan trọng giúp cải thiện sự hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
Uống một chén trà gừng trước bữa ăn 20 phút sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng của trào ngược dạ dày gây ra.

Ngăn ngừa bệnh ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra 1 số hợp chất có trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.
Trong thành phần của gừng có chứa những hợp chất quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại những vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài môi trường

Bảo vệ chống lại bệnh tật
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa căng thẳng và tổn thương DNA của cơ thể. Chúng có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim và các bệnh về phổi.

Giảm đau do co thắt khi tới kỳ kinh nguyệt
Chứng co thắt kinh nguyệt xảy ra do tăng nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau, co thắt và sốt khi tới kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Trong gừng có tác dụng hạ thấp mức prostaglandin từ đó giúp làm giảm đau và giảm co thắt do kinh nguyệt, vì vậy có thể uống nước gừng ấm là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau nhanh chóng.

Bảo vệ răng miệng
Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bảo vệ răng miêng luôn khỏe mạnh. Các hợp chất hoạt tính trong gừng được gọi là gingerols ngăn vi khuẩn miệng phát triển. Những vi khuẩn này chính là những vi khuẩn có thể gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng.

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Gừng làm chậm tình trạng chết của tế bào não, cung cấp các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa tổn thương oxy hóa các tế bào, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Gừng cũng có tác dụng giúp chống lại chứng suy giảm nhận thức thường xảy ra với người cao tuổi.

Cải thiện độ nhạy insulin
Nghiên cứu đã chứng minh bổ sung gừng đã giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.

Giúp điều trị chứng nôn và buồn nôn
Khi cơ thể nôn nao hay buồn nôn do uống rượu, nên uống 1 cốc trà gừng ấm sẽ giúp tốt hơn chỉ trong thời gian ngắn.

 
Tên thực phẩm (Vietnamese):    GỪNG TƯƠI  STT:  490
Tên tiếng Anh (English):              Ginger root, frsh Mã số:  13003
Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được (100 grams edible portion) Thải bỏ(%):  10.0
Thành phần dinh dưỡng
(Nutrients)
ĐV
(Unit)
Hàm lượng
(Value)
TLTK
(Source)
Nước (Water) g 90.0 1
Năng lượng (Energy) KCal 29  
  KJ 119  
Protein g 0.4 1
Lipid (Fat) g 0.8 1
Glucid (Carbohydrate) g 5.1 1
Celluloza (Fiber) g 3.3 1
Tro (Ash) g 0.5 1
Đường tổng số (Sugar) g 1.7 3
     Galactoza (Galactose) g -  
     Maltoza (Maltose) g -  
     Lactoza (Lactose) g -  
     Fructoza (Fructose) g -  
     Glucoza (Glucose) g -  
     Sacaroza (Sucrose) g -  
Calci (Calcium) mg 60 1
Sắt (Iron) mg 2.50 1
Magiê (Magnesium) mg 43 3
Mangan (Manganese) mg 0.230 3
Phospho (Phosphorous) mg 8 1
Kali (Potassium) mg 316 1
Natri (Sodium) mg 7 1
Kẽm (Zinc) mg 0.34 3
Đồng (Copper) μg 226 3
Selen (Selenium) μg 0.7 3
Vitamin C (Ascorbic acid) mg 5 1
Vitamin B1 (Thiamine) mg 0.04 1
Vitamin B2 (Riboflavin) mg 0.04 1
Vitamin PP (Niacin) mg 0.7 1
Vitamin B5 (Pantothenic acid) mg 0.203 3
Vitamin B6 (Pyridoxine) mg 0.16 3
Folat (Folate) μg 11 3
Vitamin B9 (Folic acid) μg 0 3
Vitamin H (Biotin) μg -  
Vitamin B12 (Cyanocobalamine) μg 0 3
Vitamin A (Retinol) μg -  
Vitamin D (Calciferol) μg -  
Vitamin E (Biotin) mg 0.26 3
Vitamin K (Phylloquinone) μg 0.1 3
Beta-caroten μg 0 3
Alpha-caroten μg 0 3
Beta-cryptoxanthin μg 0 3
Lycopen μg 0 3
Lutein + Zeaxanthin μg 0 3
Purin mg -  
Tổng số isoflavon (Total isoflavone) mg 0 3
     Daidzein mg 0 3
     Genistein mg 0 3
     Glycetin mg 0 3
Tổng số acid béo no (Total saturated fatty acid) g 0.200 3
     Palmitic (C16:0) g 0.120 3
     Margaric (C17:0) g 0.000 3
     Stearic (C18:0) g 0.200 3
     Arachidic (C20:0) g 0.000 3
     Behenic (22:0) g 0.000 3
     Lignoceric (C24:0) g 0.000 3
Tổng số acid béo không no 1 nối đôi (Total monounsaturated fatty acid) g 0.150 3
     Myristoleic (C14:1) g 0.000 3
     Palmitoleic (C16:1) g 0.020 3
     Oleic (C18:1) g 0.120 3
Tổng số acid béo không no nhiều nối đôi (Total polyunsaturated fatty acid) g 0.150 3
     Linoleic (C18:2 n6) g 0.120 3
     Linolenic (C18:2 n3) g 0.030 3
     Arachidonic (C20:4) g 0.000 3
     Eicosapentaenoic (C20:5 n3) g 0.000 3
     Docosahexaenoic (C22:6 n3) g 0.000 3
Tổng số acid béo trans (Total trans fatty acid) g -  
Cholesterol mg 0 1
Phytosterol mg 15 3
Lysin mg 57 3
Methionin mg 13 3
Tryptophan mg 12 3
Phenylalanin mg 45 3
Threonin mg 36 3
Valin mg 73 3
Leucin mg 74 3
Isoleucin mg 51 3
Arginin mg 43 3
Histidin mg 30 3
Cystin mg 8 3
Tyrosin mg 20 3
Alanin mg 31 3
Acid aspartic mg 208 3
Acid glutamic mg 162 3
Glycin mg 43 3
Prolin mg 41 3
Serin mg 45 3
NguồnBảng thành phần thực phẩm Việt Nam-2007
Lượt xem02/09/2021
0 0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng